1811 Lượt xem

Xứ sở Phù Tang là một trong những nước có phong tục đón Trung Thu độc đáo nhất châu Á. Vậy Trung Thu ở Nhật Bản có gì hay? Các hoạt động nào được tổ chức vào ngày Trung Thu ở Nhật Bản? Đặt vé máy bay giá rẻ Vietjet Air vi vu xứ sở hoa anh đào để khám phá lễ hội này thôi!

Nguồn gốc tết Trung Thu ở Nhật Bản

Tết Trung Thu trong tiếng Nhật là Otsukimi, trong đó, O thể hiện ngữ khí trang trọng, Tsukimi có nghĩa là ngắm trăng. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng 8 Âm lịch, thời điểm mặt trăng tròn nhất, đẹp nhất.

Nhiều học giả cho rằng, tết Trung Thu ở Nhật Bản được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lễ hội này du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8 dưới thời Heian. Trong thời gian đầu, Otsukimi là hoạt động chỉ dành cho giới quý tộc. Đến thời Edo, Trung Thu đã trở thành một lễ hội dân gian phổ biến.

Tết Trung Thu ở Nhật Bản có gì độc đáo
Tết Trung Thu ở Nhật Bản có gì độc đáo

Otsukimi được tổ chức hàng năm với mong muốn mùa màng tươi tốt. Theo thời gian, Trung Thu ở Nhật Bản đã trở thành một hoạt động mang tính tâm linh quan trọng. Đây là hoạt động thường niên không thể thiếu với người dân xứ sở Phù Tang.

Trung Thu ở Nhật Bản có một điểm độc đáo là được tổ chức 2 lần trong một năm. Bên cạnh ngày trăng tròn 15/8, người Nhật Bản còn tổ chức Otsukimi vào ngày 13/9 Âm lịch. Theo quan niệm của người dân nước này, 13/9 là “trăng sau”. Nếu ngắm trăng ngày 15 mà không ngắm trăng ngày 13 thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Các hoạt động diễn ra trong tết Trung Thu ở Nhật Bản

Cúng thần linh, tổ tiên 

Cúng thần linh là hoạt động vô cùng quan trọng trong ngày Trung Thu ở Nhật Bản. Vào ngày này, các gia đình dâng lê bàn thờ bánh Tsukimi Dango, khoai tây hoặc khoai môn. Ngoài ra, các gia đình còn dâng những loại rau quả mà mình trồng lên cho các vị thần vào đêm Trung Thu với hi vọng được ban may mắn, phước lành.

Thờ cúng thần linh, tổ tiên 
Thờ cúng thần linh, tổ tiên

Một số quan niệm cho rằng, nếu cúng nho thì điều ước của bạn có thể trở thành sự thật. Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng, người Nhật Bản mang bánh và những đồ cúng khác xuống vừa nhâm nhi vừa thưởng trăng

Ăn bánh, thưởng trăng trong tết Trung Thu ở Nhật Bản

Người Nhật ngắm trăng ở ngoài hiên, sân hoặc bất cứ vị trí nào thuận lợi. Họ thường kê một chiếc kệ gỗ ra vị trí đã chọn sẵn, bày những đồ ăn đã cúng lên. Bên trái đĩa bánh Tsukimi Dango là một bình cỏ lau để trang trí. Bày biện xong, người Nhật sẽ quây quần bên gia đình vừa ngắm trăng, vừa ăn bánh, uống trà.

Nghe chuyện về thỏ ngọc trong tết Trung Thu ở Nhật Bản

Nghe chuyện về thỏ ngọc
Nghe chuyện về thỏ ngọc

Trung Thu ở Nhật Bản gắn liền với truyền thuyết về thỏ ngọc. Trong văn hóa Nhật Bản, thỏ ngọc sống ở cung trăng. Vào ngày rằm, con người thưởng trăng thì trên cung trăng, thỏ ngọc cũng mải mêm giã bột làm bánh.

Rước đèn cá chép

Trung Thu ở Nhật Bản, mỗi trẻ em đều được mua cho một chiếc đèn lồng hình cá chép. Theo quan niệm truyền thống thì những chú cá này biểu tượng cho lòng dũng cảm. Trong văn hóa Nhật Bản, đây còn là hiện thân của những võ sĩ Samurai. Tặng cho trẻ những chiếc đèn hình cá chép tương đương với lời chúc về lòng dũng cảm, kiên cường.

Theo thời gian, nhiều nơi tại Nhật Bản xuất hiện biểu tượng thỏ ngọc ngồi ăn Dango đêm Trung Thu.

Bánh Trung Thu ở Nhật Bản có gì đặc biệt?

Bánh Trung Thu ở Nhật Bản có khá nhiều điểm khác biệt so với các nước khác. Bánh được làm từ bột Dango, các làm tương tự như bánh trôi ở Việt Nam. Bánh Trung Thu ở Nhật Bản có vị ngọt và nhiều mùi hương khác nhau. Tuy vậy, loại bánh này không có nhân.

Bánh Trung Thu ở Nhật Bản có gì đặc biệt?
Bánh Trung Thu ở Nhật Bản có gì đặc biệt?

Nếu bánh Trung Thu Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác có khá nhiều loại nhân thì Tsukimi Dango chỉ có sự khác biệt về hương vị. Trước khi ăn, người Nhật Bản sẽ nướng bánh lên cho hơi giòn và thêm chút mật dường bên ngoài. Ăn bánh, uống trà, thưởng trăng là nét văn hóa độc đáo trong tết Trung Thu ở Nhật Bản.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tết Trung Thu ở Nhật Bản. Săn vé máy bay đi Nhật Bản ngay để không bỏ lỡ mùa Trung Thu.

Gọi điện Chat Zalo