1294 Lượt xem

Ẩm thực Nhật Bản có những đặc điểm gì? Lịch sử ẩm thực Nhật Bản ra sao? Đâu là những bí kíp tạo nên thành công của ẩm thực đất nước này? Đặt vé Vietjet thăm xứ sở hoa anh đào để tìm hiểu về nền ẩm thực nước này và thưởng thức những món ngon nổi tiếng thôi!

Lịch sử ẩm thực Nhật Bản

Lịch sử ẩm thực Nhật Bản
Lịch sử ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản hay Washoku là sự kết hợp tinh hoa ẩm thực nhiều nước trên thế giới. Bạn có thể tìm thấy ở ẩm thực nước này

Lịch sử ẩm thực Nhật Bản và sự ảnh hưởng của các quốc gia phương Đông

Ẩm thực Nhật Bản có lịch sử từ hơn 2000 năm trước, khởi đầu bằng sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực Hàn Quốc và Trung Quốc. Thời điểm ẩm thực Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ ẩm thực của 2 nước này là từ hơn 2000 năm trước đến thế kỷ 12. Đặc điểm của ẩm thực Nhật Bản trong thời gian này là khá thanh đạm, ít món chiên.

Gạo du nhập từ Hàn Quốc trở thành lương thực chính của người Nhật Bản vào khoảng năm 400 TCN. Sau gạo, đậu nành và lúa mỳ từ Trung Quốc đã xuất hiện ở xứ sở Phù Tang. Vào thế kỷ 6, các loại rau củ như cà rốt, củ cải bắt đầu du nhập vào Nhật Bản.

Từ thế kỷ thứ 8, thịt gần như không xuất hiện trong ẩm thực Nhật Bản do các quan niệm tôn giáo. Cá trở thành thực phẩm chính của ẩm thực Nhật Bản. Vào thế kỷ 15, sushi được lên men và có thể giữ được độ tươi trong 1 – 2 tuần.

Trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo cũng là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc từ thế kỷ thứ 9. Sau này, người Nhật đã dựa trên cơ sở của nó để phát triển trà đạo nước mình. Ngày sau, trà đạo trở thành một bộ phận quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản. Các món chay xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ 12 gắn với ảnh hưởng của thiền sư và giới võ sĩ.

Lịch sử ẩm thực Nhật Bản và ảnh hưởng của các nước phương Tây

Từ thế kỷ 14 đến thế kỳ 16, ẩm thực Nhật Bản chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Các món chiên của Hà Lan, Tây Ban Nha bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Sau cuộc duy tân Minh Trị, người dân xứ sở Phù Tang chính thức ăn thịt trở lại.

Triết lý ẩm thực Nhật Bản trong thời hiện đại

Hiện nay, ẩm thực Nhật Bản là sự hòa quyện giữa tinh hoa văn hóa Đông Tây và sự sáng tạo của người dân đất nước này. Ẩm thực xứ sở Phù Tang mang những đặc điểm rất riêng biệt, độc đáo. Tìm hiểu thêm về triết lý ẩm thực Nhật Bản thời hiện đại ngay sau đây

Triết lý ẩm thực Nhật Bản trong chế biến món ăn

Ẩm thực Nhật Bản trong thời hiện đại chú trong nguyên tắc “tam ngũ”, bao gồm ngũ vị, ngũ pháp và ngũ sắc.

Triết lý ẩm thực Nhật Bản qua cách chế biến món ăn
Triết lý ẩm thực Nhật Bản qua cách chế biến món ăn
  • Ngũ vị trong ẩm thực Nhật Bản là chua, cay, mặn, ngọt, đắng.
  • Ngũ pháp trong ẩm thực Nhật Bản chỉ 5 cách thức chế biến món ăn là chiên, hấp, nướng, ăn sống và ninh.
  • Ngũ sắc bao gồm 5 màu sắc là đen, trắng, vàng, xanh, đỏ.

Nguyên tắc tam ngũ là cốt lõi của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Nhờ nguyên tắc này, ẩm thực xứ sở Phù Tang nổi tiếng thế giới bởi sự tinh tê, nhẹ nhàng. Ẩm thực Nhật Bản chú trọng cả về hương vị, độ bắt mắt và chất dinh dưỡng.

Các món Tây tuy du nhập vào Nhật Bản nhưng đã được biến tấu đi khá nhiều. Bánh mỳ và thịt có trong các bữa ăn của người Nhật nhưng được chế biến ít dầu mỡ. Bên cạnh đó, hầu hết chúng dược ăn với cơm và các món truyền thống của Nhật Bản.

Ẩm thực Nhật Bản rất chú ý đến vật dụng đề bày thức ăn. Vì vậy mà bát đĩa rất được quan tâm. Họa tiết in trên bát đĩa thường có sự khác biệt tương ứng với từng mùa. Hầu hết các nhà hàng tại xứ sở Phù Tang sử dụng bát đĩa làm từ gốm cổ.

Triết lý ẩm thực Nhật Bản trong cách ăn

Đất nước mặt trời mọc là nơi có rất nhiều triết lý ẩm thực. Bên cạnh triết lý trong cách chế biến, trang trí, người Nhật còn đề cao cách ăn.

Triết lý ẩm thực Nhật Bản trong cách ăn
Triết lý ẩm thực Nhật Bản trong cách ăn

Trước khi ăn, người Nhật sẽ nói “Itadakimasu” như một lời mời ăn cơm. Khi bữa ăn kết thúc, thành ngữ “gochiso sama deshita” được sử dụng để cảm ơn việc được mời cơm. Khi rót rượu, bạn phải rót cho người khác trước, đến lúc cạn chai thì mới rót cho bản thân.

Ẩm thực Nhật Bản và những quy tắc trong chế biến món ăn hiện nay

Chú trọng độ tươi sống

Ăn sống là một trong “ngũ pháp” của ẩm thực Nhật Bản. Người dân xứ sở Phù Tang ăn cá sống cùng với các loại gia vị như mù tạt, củ cải trắng, gừng, tảo biển,… chấm tương ngọt hoặc tương ớt. Sushi và Sashami chú trọng đến việc giữ lại hương vị tự nhiên của các loại hải sản.

Bên cạnh đó, trong chế biến món ăn, ẩm thực Nhật Bản rất quan tâm đến việc giữ lại hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm. Bởi vậy mà các loại gia vị, hương liệu rất ít khi được sử dụng. Món ăn Nhật Bản thường khá nhẹ nhàng và có sự khác biệt theo từng mùa, từng vùng.

Món ăn tương ứng theo mùa

Quy tắc thứ hai trong chế biến món ăn ở xứ sở Phù Tang là món ăn tương ứng theo mùa. Trong nền ẩm thực Nhật Bản, các món ăn được chế biến và bài trí theo đặc điểm của 4 mùa trong năm. Tùy vào nguyên liệu sẵn có của từng mùa mà người Nhật Bản sẽ chế biến những món ăn khách nhau

Món ăn tương ứng theo mùa
Món ăn tương ứng theo mùa

Mùa xuân, Nhật Bản nổi tiếng với món cá shirouo, gạo anh đào và bánh sakura mocha. Mùa hè, những món ăn được người dân xứ sở Phù Tang yêu thích là mỳ lạnh, các món từ đậu hũ, lươn, cá ngừ, cá ayu.

Ẩm thực xứ sở Phù Tang trong mùa thu nổi bật với khoai lang nướng, bánh nama-gashi, các món hầm. Vào mùa đông, món ăn chính của người Nhật Bản là canh oden và chè Shiruko.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Nhật thường làm bánh giày Ozoni. Đây cũng là một nét độc đáo trong ẩm thức xứ sở Phù Tang.

Ẩm thực Nhật Bản theo theo mùa qua các món sushi

Sushi là món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản. Việc chế biến và thưởng thức món này cũng cho thấy những quy tắc chế biến món ăn của người dân xứ sở hoa anh đào.

Mùa xuân, ẩm thực Nhật Bản được biểu trưng bởi hình tượng anh đào nở. Người dân đất nước mặt trời mọc chế biến 5 món sushi trong các bữa ăn của mình. Đó là Hama-guri, sayori, tori-gai, kisu và miru-gai

Ẩm thực Nhật Bản theo theo mùa qua các món sushi
Ẩm thực Nhật Bản theo theo mùa qua các món sushi

Vào mùa hè, biểu tượng của ẩm thực đất nước mặt trời mọc là lá phong lúc xanh tươi. Người dân xứ sở Phù Tang thường chế biến 4 món sushu là awabi, aji, uzuki và anago.

Vào mùa thu, lá phong đỏ là hình ảnh biểu tượng cho ẩm thực Nhật Bản. Những người dân nước này thưởng thức 3 loại sushi là Kohada, Kampachi và saba.

Ẩm thực xứ sở Phù Tang vào mùa đông có biểu tượng là tuyết. Với biểu tượng này, 3 móm sushi tương ứng là tako, ika và aka-gai.

Những món ăn truyền thống ngon nhất trong nền ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản qua hương vị Sushi

Sushi là món ăn quen thuộc đại diện cho ẩm thực đất nước mặt trời mọc. Món ăn này bao gồm cơm đã được nhỏ giấm ăn và một miếng hải sản. Tùy theo từng mùa mà các loại hải sản được sử dụng khác nhau. Cũng vì vậy mà ở xứ sở Phù Tang có rất nhiều loại sushi khác nhau theo mùa.

Thưởng thức Sashimi – món ăn truyền thống Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản qua Sashimi
Ẩm thực Nhật Bản qua Sashimi

Sashimi là món ăn không thể bỏ qua khi nhắc đến ẩm thực Nhật Bản. Món ăn này được chế biến từ các loại hải sản tươi sống, đóng vai trò như món khai vị trong các bữa ăn. Các loại hải sản được thái lát mỏng ăn kèm với một vài loại rau củ và gia vị có tác dụng kích thích vị giác rất tốt.

Lẩu Shabu-shabu trong nền ẩm thực xứ sở Phù Tang

Lẩu Shabu-shabu là một trong những món ăn truyền thống rất nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào. Nước lẩu Shabu-shabu có hương vị khá thanh, vừa miệng, được nấu cùng đậu ohuj, rong biển, nấm,.. Những lát thịt bò mỏng sẽ được nhúng qua nước lẩu và chấm nước sốt trước khi thưởng thức.

Thưởng thức Ochazuke

Thưởng thức Ochazuke
Thưởng thức Ochazuke

Ochazuke là món ăn đặt trưng chỉ xuất hiện ở xứ sở Phú Tang, là đỉnh cao của trà đạo. Đây cũng là một trong những cái tên làm nên quen thuộc khi nói đến ẩm thực xứ sở hoa anh đào. Món này còn được gọi nôm na là cơm chan trà. Cơm được để trong bát cùng với như mơ muối, dưa chua hoặc cá hồi nướng. Khi ăn, chỉ cần chan nước trà nóng vào cơm nữa là đủ.

Rượu Sake Nhật Bản

Rượu Sake là một loại đồ uống Nhật Bản lâu đời gắn liền với Thần Đạo. Thức uống này rất quen thuộc với người Nhật vào mùa đông bởi khả năng làm ấm cơ thể. Rượu có thể uống trực tiếp hoặc ướp lạnh. Khi làm lạnh, rượu Sake sẽ có hương vị không thua gì những loại rượu vang hảo hạng trên thế giới

Ẩm thực Nhật Bản và các món mỳ nổi tiếng

Mỳ là một trong những món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời nhất tại Nhật Bản. Hai loại mỳ nổi tiếng nhất trong làng ẩm thực Nhật Bản là Udon và Soba. Cả 2 loại mỳ này đều được ăn với nước sốt hoặc nước dùng. Tùy vào từng vùng mà cách chế biến mỳ có sự khác biệt nhất định.

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến ẩm thực Nhật Bản. Săn vé máy bay giá rẻ đi Osaka, Nhật Bản ngay để thưởng thức những món quốc hồn quốc túy của xứ sở Phù Tang nhé!

Gọi điện Chat Zalo